[ TIP ] Xác định loại da & Xây dựng Skincare Routine cơ bản cho từng loại da

Sau đây Infobeauty xin hướng dẫn bạn cách xác định bạn thuộc loại da nào ( dầu, khô, da hỗn hợp , thường ) và chiến lược xây dựng cách chăm sóc da theo thói quen ( Skincare Routine) cơ bản cho từng loại da.

Trong loạt bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn
 
I. Cách xác định loại da của bạn để xây dựng Skincare Routine.
 
II. Định hướng quy trình dưỡng da theo mùa và theo độ tuổi.
 
III. Ba bước cần phải có trong Skincare Routine.
 
IV. Nguyên tắc khi layer các sản phẩm Skincare.
 
V. Những lưu ý khi thêm các sản phẩm đặc trị Routine.
Giờ bắt đầu cùng mình nhé.

I. Cách xác định loại da của bạn để xây dựng Skincare Routine.

Trước hết, bạn cần xác định được loại da của mình là gì. Phải hiểu rõ làn da của mình thì bạn mới có thể xây dựng được một quy trình chăm sóc phù hợp nhất, đúng hôn nè =) 
 
Trước hết, bạn cần xác định được loại da của mình là gì?

Trong quyển sách nổi tiếng thế giới Skin Type Solution của Tiến sĩ Leslie Baumann  hiện đã có bản dịch tiếng Việt, bà Baumann cho rằng, thực ra có đến 16 loại da khác nhau chứ không phải chỉ có 4 loại da mà chúng ta đã biết (da thường, da dầu, da khô, da hỗn hợp).

Tuy nhiên, để biết chính xác da chúng ta thuộc loại nào trong 16 loại trên, bạn cần phải thực hiện các bài trắc nghiệm trong cuốn sách để tìm ra câu trả lời cho chính mình.
 
Thực ra có đến 16 loại da khác nhau chứ không phải chỉ có 4 loại da mà chúng ta đã biết.

Trong phạm vi bài viết này, tớ xin phép chỉ hướng dẫn cách xây dựng skincare routine gói gọn trong 4 loại da chung nhất mà thôi. 
Từ 4 loại da này, kết hợp với nhu cầu hiện tại của da (tình trạng da) mà bạn có thể phát triển thêm các bước bổ sung cho bản thân mình. 

Bốn loại da mà tớ muốn nói đến ở đây chính là: da thường, da dầu, da khô và da hỗn hợp.

Để xác định loại da, bạn hãy dành một ngày nghỉ ở nhà, không makeup gì cả để thực hiện theo các bước sau:

 

Một số lưu ý:

Da nhạy cảm thực tế không phải là một loại da như nhiều bạn nghĩ mà nó là một tình trạng của da thì đúng hơn.

Bởi khác với loại da (do gen di truyền quyết định), tình trạng da lại chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài và bên trong như: môi trường và ô nhiễm, stress, cách chăm sóc da, tình trạng dị ứng của da với một thành phần nào đó trong mỹ phẩm... Da khô, dầu hay thường đều có khả năng nhạy cảm như nhau.

Da nhạy cảm thực tế không phải là một loại da

Loại da có thể thay đổi nhẹ tùy theo mùa, thời tiết, khí hậu hoặc theo năm tháng (độ tuổi). Da bạn có thể là da dầu vào mùa hè nhưng trở thành hỗn hợp thiên dầu vào mùa đông. 

Hoặc là da bạn sẽ dần trở nên khô hơn theo năm tháng bởi sự thay đổi từ bên trong cơ thể. Do đó, hãy thường xuyên lắng nghe làn da và kiểm tra lại định kì để có routine phù hợp các bạn nhé.

II. Định hướng quy trình dưỡng da theo mùa và theo độ tuổi.

Như đã nói ở trên, da chúng ta có thể thay đổi tình trạng theo thời tiết hoặc theo độ tuổi, vậy nên, một routine có thể phù hợp với bạn tại thời điểm hiện tại nhưng chưa chắc đã phù hợp mãi mãi về sau, hoặc skincare bạn áp dụng có hiệu quả trên da mình thì chưa chắc người khác đã có hiệu quả và ngược lại.

Routine dưỡng da là không cố định và nên thay đổi sao cho phù hợp với thời tiết, tình trạng da và độ tuổi.

Routine dưỡng da là không cố định và nên thay đổi sao cho phù hợp với môi trường, độ tuổi.

Nói như vậy không có nghĩ là cứ 3 ngày thì đổi routine một lần mà điều quan trọng ở đây là bạn nên quan sát sự thay đổi trên da của mình để điều chỉnh routine cho phù hợp. Ví dụ, nơi bạn ở có các kiểu khí hậu khác biệt mỗi mùa thì bạn nên thay đổi dần routine trước khi giao mùa 1 tuần để da kịp thích nghi với thời tiết mới và sản phẩm mới.

>>> Về dưỡng da theo độ, mình đã viết một bài cụ thể mời bạn đọc bài viết :  Các bước dưỡng da ban đêm cơ bản theo độ tuổi.
https://www.sheis.vn/bai-viet/cac-buoc-duong-da-ban-dem-co-ban-theo-do-tuoi-458

III. Ba bước cần phải có trong Skincare Routine.

Ba bước tối quan trọng cần phải có trong một skincare routine đó là: Chống nắng – Làm sạch – Cấp nước/Dưỡng ẩm. Nghe quen không nè =))
 

1. Chống nắng.

Tầm quan trọng của việc chống nắng cho da có lẽ tớ không cần phải nói gì thêm nữa rồi phải không ạ. Tớ chỉ có một số lưu ý sau về kem chống nắng:
 
  •  Nếu da bạn thường bị ửng đỏ, mỏng, nhạy cảm, nên kết thân với các bạn kem chống nắng vật lý, có SPF thấp tầm 30 -35 để giảm khả năng kích ứng da.
  •  Đối với routine buổi sáng, chống nắng nên là bước cuối cùng, sau tất cả các bước skincare và trước makeup.
Rồi, bây giờ tớ sẽ đi ngay vào đề là các loại chống nắng thích hợp cho từng loại da nhé.


- Seoul Rosie First Essence Whitening Serum Sunscreen: tan thành nước ngay khi vừa bôi trên da, thấm nhanh, finish lì nhưng tạo hiệu ứng dewy

- Innisfree Eco Safety Perfect Waterproof Sunblock: Chống thấm nước, SPF cao thích hợp mang theo đi biển

- La-Roche Posay Anthelios XL SPF 50+ Fluid Ultra-Light: mỏng nhẹ, thấm nhanh, finish hơi lì không làm da trắng bệch

- Rajdhevee Clinic Sunscreen: có màu, lên da sẽ tiệp màu với da, finish lì, che phủ khá, giữ da khô ráo, mịn màng.


- Sunplay Skin Aqua Clear White: giá thành rẻ, dễ tìm mua, thấm nhanh cho lớp finish lì nhưng sẽ hơi làm trắng da.

- Innisfree Eco Safety No Sebum Sunblock: Thấm nhanh, kiềm dầu tốt, giữ bề mặt da khô ráo nhưng làm da lên tông nhiều, nên lưu ý bôi cả cổ để không bị lệch tông da

- Innisfree Eco Safety Aqua Perfect Sun Gel: dạng gel, cho lớp finish mỏng nhẹ, không bị trắng mặt nhiều, cho lớp finish dewy

- Sekkisei Sun Protect Essence Milk: giá hơi cao nhưng PA++++, bảo vệ tốt dưới tia UVA, thấm rất nhanh, không gây nhờn rít.

>>> Mời bạn tham khảo thêm bài viết : Review 26 loại kem chống nắng dành cho da dầu được yêu thích hiện nay.


- Biore UV Aqua Rich Watery Essence: Chứa HA cấp ẩm cho da, PA ++++ bảo vệ da hiệu quả dưới tác động tia UVA

- Skin Defence Multi-Protection Essence: độ dưỡng ẩm cao, cho lớp finish ánh hồng, thích hợp làm lớp lót

- Laneige Sun Block Aqua: chất kem mịn dễ tán, phù hợp cho cả da nhạy cảm, giá thành hơi cao 

- Sunplay Skin Aqua Silky White Gel: giá rẻ, dễ tìm mua, cung cấp độ ẩm cao cho da, finish dewy thích hợp làm kem lót

>>> Mời bạn kham khảo bài viết : Review 12 loại kem chống nắng dành cho da khô.

2. Làm sạch

* Bước Làm Sạch sẽ bao gồm 3 “công đoạn”:
 
  • Tẩy trang (buổi tối)
  • Rửa mặt với sữa rửa mặt.
  • Toner làm sạch (không bắt buộc)
* Các bạn lưu ý là: 

Hiện nay có hai loại toner phổ biến là toner làm sạch (thường thấy ở các toner châu Âu như: Simple, Thayer, ,Neutrogena, vv.) là bước cuối cùng của quy trình làm sạch, giúp loại bỏ bụi bẩn còn sót lại sau khi rửa mặt, đảm bảo gương mặt được sạch hoàn toàn; và toner dưỡng ẩm – hydrating toner (lotion, skin, vv.) giúp làm mềm da, cung cấp độ ẩm cho da.

Dù tên gọi của các em ấy có khác nhau thì cũng đều quy về hai loại trên. Cách dễ nhất là các bạn đừng quá chú ý đến tên gọi của nó mà hãy làm theo hướng dẫn sử dụng của hãng. 

Có một số bạn hay bị nhầm lẫn giữa hai bạn này và một số bài viết không viết rõ, khiến các bạn bị “hoang mang”. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể sử dụng 1 trong 2 loại hoặc kết hợp cả hai.


* Tẩy trang:
 
  • Innisfree Apple Juicy Cleansing Oil.
  • Plante & Purete Micellar Water.

* Sữa Rửa mặt:
 
  • Hada Labo Advanced Nourish Hyaluron Cleanser.
  • Hada Labo Perfect White Arbutin Cleanser.

* Toner:
 
  • Earth Science Clarifying Herbal Astringent.
  • The Body Shop Seaweed Clarifying Toner.


* Tẩy trang : 
 
  • Kose Softymo Deep Cleansing Oil.
  • Bioderma Sensibio H2O Anti-Redness Make-Up Removal Micelle Solution

* Sữa Rửa mặt :
 
  • Cerave Foaming Facial Cleanser.
  • Neutrogena Oil Free Acne Wash Pink Grapefruit Facial Cleanser

* Toner : 
 
  • Innisfree Fresh Apple Sparkling Pore Toner.
  • Simple Kind To Skin Soothing Facial Toner.


* Tẩy trang :
 
  • Clean it zero.
  • DHC Deep Cleansing Oil

* Sữa Rửa mặt : 
 
  • Hada Labo Gokujyun Face Wash
  • Sữa Rửa Mặt Trắng Da Tinh Chất Sữa Bò

* Toner : 
 
  • Juju cosmetic Moisture Aloe Toner
  • Whamisa Organic Flower Toner Deep Rich
3. Cấp nước/Dưỡng ẩm

Với da dầu hay da khô thì việc cấp nước/ dưỡng ẩm cũng đều vô cùng quan trọng. Vì sao? Với da dầu, da càng thiếu nước thì sẽ càng tiết nhiều dầu hơn, càng nhiều dầu, da lại càng dễ nổi mụn. Với da khô thì khỏi phải nói, da thiếu ẩm sẽ ngày càng khô và bong tróc, trông thiếu sức sống và ngày càng … già nua T.T


- Secret Key Starting Treatment Essence: bản dupe của SKII nên giá thành rẻ hơn, dưỡng ẩm tốt cho da, giúp da bớt sần sùi.

- Hada Labo Gokujyun Super Hyaluronic Acid Hydrating Lotion: Độ ẩm cao, cấp nước siêu đỉnh, dùng làm lotion mask rất thích

- Laneige White Plus Renew Emulsion: thấm nhanh, không nhờn rít, cấp nước tốt cho da, phù hợp với khí hậu nóng bức như ở VN

- N.M.F Aquaring Ampoule Mask: cấp nước tức thời, làm dịu da, giúp da căng bóng mịn màng sau khi đắp


- Hada Labo Gokujyun Super Hyaluronic Acid Hydrating Lotion: cấp nước siêu đỉnh, thích hợp cho da dầu vào mùa hè, không gây nặng mặt.

- Clinique Dramatically Different Moisturizing Gel: sản phẩm must-have của các nàng da dầu, dạng gel thấm nhanh, dưỡng ẩm tốt, hạn chế tình trạng tiết dầu.

- Kracie Hadabisei Acne Care Clearing Facial Cream: gel dưỡng ẩm từ nhật, thích hợp cho da dầu mụn, không gây bí lỗ chân lông.

- Vitamin Tree Water-Gel: Chất gel trong suốt, thành phần ổn, thấm nhanh, không nhờn rít, gây nặng mặt khó chịu.


- Sulwhasoo Concentrated Ginseng Renewing Cream: giá thành hơi cao nhưng hiệu quả đáng đồng tiền, không chỉ dưỡng ẩm mà còn làm giảm nếp nhăn, da mịn hơn, căng mướt

- Aura Vedic Skin Lightening Oil: dầu dưỡng sáng da của Ấn Độ, thích hợp dùng để mát-xa nâng cơ hoặc dưỡng ẩm ban đêm, mùa đông, làm sáng da dần dần

- Hada Labo Advanced Nourish Hyaluron Cream: giá rẻ, dễ tìm mua, cực thích hợp cho da khô hoặc cần tăng cường dưỡng ẩm vào mùa đông

- Innisfree Green Tea Fresh Cream: Chất gel nhưng dưỡng ẩm, cấp nước tốt cho da khô, giá cả hợp lý, thành phần ổn.

III. Những nguyên tắc cần nhớ khi layer các sản phẩm skincare. 

Nguyên tắc từ lỏng tới đặc

Thông thường, thứ tự apply các sản phẩm trong một Advanced skincare routine sẽ là


Thứ tự này sẽ rất dễ áp dụng nếu như bạn sử dụng các sản phẩm Âu/Mỹ là chủ yếu nhưng tình hình sẽ “phức tạp” hơn một chút nếu bạn là fan của mỹ phẩm Nhật, Hàn bởi các nhãn hàng này đặt tên sản phẩm chẳng tuân theo một quy tắc nào cả và đôi khi là họ còn sáng tạo ra các cái tên mới nữa.
 
Tình hình sẽ “phức tạp” hơn một chút nếu bạn là fan của mỹ phẩm Nhật, Hàn.

Cách giải quyết ở đây là hãy cứ bỏ qua cái tên của chúng mà chỉ nên tập trung vào hướng dẫn sử dụng và kết cấu của những em này. 

Apply các sản phẩm theo kết cấu từ lỏng nhất tới đặc nhất, vì nếu bạn làm ngược lại, apply các sản phẩm đặc trước thì những sản phẩm dạng lỏng sẽ không thể thấm vào da bạn được nữa. Rất đơn giản đúng không :)

“Từ lỏng tới đặc” chính là câu thần chú cần ghi nhớ.

Ví dụ: nếu như bạn không biết nên thêm lotion Hada Labo vào bước nào trong quá trình skincare của mình, hãy so sánh kết cấu của em ấy với các sản phẩm hiện có trong routine hiện tại của mình, bạn sẽ biết nên thêm em ấy vào bước nào. Thông thường quy trình của mình sẽ là: toner làm sạch – BHA – lotion – Cream dưỡng.

Lưu ý: 

Nếu như da bạn có nhiều vấn đề về da (mụn, thâm, nám, vv.), bạn vẫn có thể bổ sung thêm một hoặc nhiều các sản phẩm đặc trị vào routine của mình theo nguyên tắc trên nhưng lời khuyên của mình là nên tập trung giải quyết từng vấn đề một để đạt được kết quả nhanh nhất và cũng là để da bạn không phải chịu tình trạng “quá tải”, vừa không có kết quả lại vừa lãng phí tiền bạc.

Khi bạn quyết định thêm bất cứ một sản phẩm nào vào quy trình của mình, hãy nghĩ tới việc “How strong is your skin?” (how deep is your love^^) da bạn có đủ khỏe để tiếp nhận hết tất cả các dưỡng chất mà bạn apply? Nếu có, vậy thì cứ vô tư, nếu bạn không chắc, đừng vội mua mà nên tìm hiểu thêm.

Có nên chờ giữa các bước skincare? Đây là câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn, nhất là khi dùng các sản phẩm phụ thuộc vào độ pH. Câu trả lời theo Paula’s Choice là: không cần thiết.

V. Những lưu ý khi thêm các sản phẩm đặc trị Routine.

Có một số các sản phẩm chuyên dùng để giải quyết các vấn đề về da khá phổ biến hiện nay như: Vitamin C (trị thâm nám, làm sáng da, đều màu da), Benzoyl Peroxide, BHA/AHA (trị mụn, tẩy tế bào chết), retinoids (trị mụn, chống lão hóa), vv. 

Một số sản phẩm sẽ hoạt động tốt nhất ở một độ pH nhất định, một số thì không. Vậy nên, khi bạn muốn đưa các sản phẩm này vào routine của mình, nên lưu ý một số vấn đề sau:

* Với các sản phẩm không phụ thuộc độ pH (như các spot treatment Benzoyl Peroxide, tea tree oil, vv.)


Bạn có thể dùng trước hoặc sau bước serum đều được, chỉ cần nhớ là nếu dùng vào buổi sáng thì kem chống nắng luôn là bước cuối cùng trong quy trình dưỡng da nha. 

Lời khuyên ở đây là nên chờ cho các treatment này khô hẳn rồi hãy apply kem hén, để tránh việc bôi trét sẽ làm xê dịch các spot treatments đi chỗ khác. Còn nếu bạn lười chờ đợi, cách đơn giản nhất là mua chống nắng dạng xịt ha.

Vào buổi tối, bạn có thể thay đổi thứ tự một chút, dùng sau cùng, sau bước dưỡng ẩm luôn để các chỗ chấm mụn không bị xê dịch và cũng là để không phải chờ lâu. 

Có một số bạn thích dùng spot treatment trước dưỡng ẩm, thực ra thì điều đó cũng đúng vì treatment sẽ không phải “vượt qua” các lớp sản phẩm khác để tác động lên da bạn, nhưng bôi trước hay sau thì cũng không thật sự quá khác biệt đâu, nên các bạn yên tâm ha.

* Với các sản phẩm phụ thuộc độ pH (vitamin C, BHA/AHA, retinoids, vv.)

Các sản phẩm phụ thuộc độ pH.

Các sản phẩm này có độ pH thông thường nằm ở mức: Vitamin C 2 – 3.5, BHA < 3.5, AHA <4, retinol (5 – 6)

Nếu bạn chỉ dùng 1 trong các sản phẩm này, có thể dùng sau bước Rửa mặt ( và sau cả toner làm sạch nếu có), trước tất cả các bước dưỡng vì thành phần của các sản phẩm dưỡng có thể ngăn không cho acid thấm sâu vào da.

Nếu bạn muốn dùng kết hợp thì cứ theo thứ tự pH từ thấp đến cao ha. Cụ thể là Vitamin C -> BHA -> AHA -> các bước dưỡng. Riêng retinol, mình nghĩ rằng bạn nên tách riêng ra dùng xen kẽ thay vì dùng chung với các em này (mặc dù dùng chung với các chất kia cũng không sao cả - theo paulaschoice.com) vì em ấy có khả năng đẩy mụn và làm khô da kinh khủng, liệu da bạn có thật sự chịu nổi hay lại thêm một lần bắt da quá tải?


Hãy lắng nghe làn da và đơn giản hóa các bước chăm sóc da của mình lại. Chỉ sử dụng những thứ cần thiết, từng thứ một và chừa thời gian để những sản phẩm này có thể phát huy hiệu quả tối đa trên da thay vì cho hết tất cả những sản phẩm lên da cùng một lúc. Kiên nhẫn và luôn theo dõi sự chuyển biến của da – đó chính là điều quan trọng nhất khi chăm sóc da.
 
Tham khảo thêm cửa hàng mỹ phẩm chính hãng: https://seun.vn/
Bình luận

Bài viết khác:

Từ khóa tìm kiếm nhiều

Fanpage Infobeauty