Bàng hoàng, sản phụ 29 tuổi đột tử cùng thai nhi sau mũi tiêm gây tê định mệnh

27/07/2019 20:21

Vài ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước vụ việc một sản phụ 29 tuổi (Thanh Liêm, Hà Nam) đột ngột có dấu hiệu sốc thuốc sau khi tiêm mũi gây tê để mổ đẻ, dẫn đến hậu quả đau lòng tử vong cả mẹ lẫn con.
 
 


Vào tháng 7 năm 2017, Bộ Y tế đưa ra lệnh cấm tiêm gây tê tủy sống đối với một trường hợp sinh mổ như rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật… Nguyên nhân lệnh cấm ban hành là do các trường hợp này nếu được gây tê tuỷ sống sẽ có nguy cơ cao dẫn đến những tai biến Sản khoa chết người như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.
 
.. Phần lớn, các trường hợp cấp cứu cho các ca tai biến này rất vất vả, ngay cả bác sĩ bác sĩ giỏi chuyên môn trên thế giới cũng gặp phải nhiều thách thức. Chính vì vậy nguy cơ tử vong cũng rất lớn. Thay vì dùng gây tê, các trường hợp này có thể được thay thế bằng việc gây mê nội khí quản (gây mê toàn thân).
 
Ngay sau khi thông tin này được phổ biến rộng rãi, một thời gian dài các bà mẹ sinh mổ đều có không ít lo sợ khi lên bàn sinh. Mới đây, trường hợp thai phụ Cao Thị T. (29 tuổi, Hà Nam) tử vong cả mẹ lẫn con sau mũi gây tê bất trắc càng khiến nhiều người không khỏi lo ngại.
 
Theo như người nhà chị T., ngày 26/9, ở tuần thứ 39, chị T. vào Trung tâm Y tế huyện T.L để chuẩn bị sinh nở. Tại đây, vì chẩn đoán thai to, khó sinh nên chị T. được chỉ định sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Mọi chuyện vẫn diễn ra hết sức bình thường như bao ca đẻ mổ khác cho đến khi chị T. được gây tê tủy sống vào 14 giờ cùng ngày để tiến hành mổ lấy thai. Sau mũi tiêm này, sản phụ đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bị sốc thuốc phản vệ.

Ngay lập tức, chị được cấp cứu tích cực nhưng do tình trạng chuyển biến ngày càng xấu, Trung tâm Y tế huyện T.L quyết định chuyển gấp lên bệnh viện đa khoa tỉnh H. vào 15 giờ 30 phút cùng ngày. Tại đây, các bác sĩ vẫn tiếp tục thực hiện phác đồ cấp cứu sốc phản vệ nhưng do tình trạng bệnh nhân khi chuyển đến viện đã quá nặng, chị Cao Thị T. đã không qua khỏi và đã tử vong cả mẹ và con vào lúc 19 giờ.
 
 
Sau khi thai phụ qua đời, người nhà đã chia sẻ một đoạn clip khá dài lên mạng xã hội với thái độ bức xúc với bệnh viện đa khoa tỉnh H. Theo lời người nhà thì những người có trách nhiệm không chịu đối chất khi có yêu cầu giải thích nguyên nhân cái chết của chị T. Thêm vào đó, sự việc được đẩy lên cao cũng bởi vì thi thể của hai mẹ con chị T. không được bảo quản lạnh.
 
Về phía các bên có trách nhiệm, Ông Văn Tất Phẩm – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh H. cho biết thai phụ Cao Thị T. tử vong là do bị sốc phản vệ mũi tiêm gây tê. Ngay sau khi vụ việc đáng tiếc xảy ra, Sở đã chỉ đạo trung tâm Y tế huyện đến thăm hỏi, chia sẻ và động viện gia đình thai phụ. Bệnh viện đa khoa H. cũng đã lập hội đồng chuyên môn, phối hợp với cơ quan có trách nhiệm để xác định nguyên nhân tử vong sau cùng. Kết quả dự kiến sẽ có sau 1 – 2 tuần.
 
Được biết tình trạng sống phản vệ khi gây tê tủy sống trong cac sinh mổ chỉ xuất hiện với tỉ lệ 1/1000 trường hợp nhưng sẽ có những chuyển biến vô cùng xấu, có thể dẫn đến tử vong.
 
Giống như những loại thuốc khác thì khi được đưa vào cơ thể, thuốc tê cũng có thể gây ra các vấn đề về dị ứng dẫn đến tình trạng sốc thuốc, thuốc tê sẽ hấp thu vào mạch máu và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể tùy vào cơ địa của mỗi người.
 
Như đã nói ở trên, trong một số trường hợp nhất định, thai phụ tuyệt đối không được sử dụng biện pháp tiêm gây tê tủy sống để thực hiện đẻ mổ để bảo toàn tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản để an toàn hơn cho cả thai phụ và thai nhi. Và tất nhiên, mọi quyết định này đều do bác sĩ chỉ định.
 
Muốn được thực hiện gây mê nội khí quản, thai phụ bắt buộc nhịn đói. Nếu đã lỡ ăn thì phải hút làm sạch dạ dày. Quy trình của phương pháp này phức tạp hơn so với gây tê tủy sống nên qua nhiều cuộc giám sát, vẫn có rất không ít cơ sở Y tế địa phương áp dụng gây tê tủy sống cho mọi trường hợp vì bác sĩ nghĩ là không sao.
 
Nếu áp dụng toàn bộ như thế, trung bình cứ 10 ca gây tê, sẽ có 1 thai phụ có thể xuất hiện những biến chứng của sốc thuốc như rối loạn đông máu, tụt huyết áp, tắc mạch ối thậm chí ngừng tim, suy đa tạng,…

Lúc này, tình hình thai phụ sẽ chuyển biến khó lường theo chiều hướng xấu và việc cấp cứu vô cùng vất vả, nguy cơ tử vong cả mẹ và con rất cao. Vì thế, Bộ Y tế đã có công văn chuẩn hóa quy trình cho một số trường hợp đặc biệt.
 
Theo đó, gây tê tủy sống chống chỉ định cho những trường hợp như:
 
+ Thai phụ bị rau bong non
 
+ Thai phụ bị rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm
 
+ Thai phụ được chẩn đoán hoặc có tiền sử về tai biến tiền sản giật
 
+ Thai phụ bị các chứng bệnh mạn tính như cao huyết áp, suy tim, rối loạn máu, nhiễm trùng da vùng lưng gây tê, nhiễm trùng toàn thân, chức năng gan thận không bình thường,…
 
Ngoài những biến chứng nặng như suy đa tạng, ngừng tim, tử vong cả mẹ và con,… gây tê tủy sống trong sinh mổ còn có thể khiến thai phụ gặp phải tình trạng đau đầu do áp lực nội sọ và mạch máu thứ phát giảm mạnh, khó thở, buồn nôn, hạ huyết áp, đau lưng khủng khiếp, liệt thần kinh sọ do thất thoát dịch não tủy, tổn thương thần kinh vĩnh viễn… Thai phụ nên lưu ý những vấn đề này khi lựa chọn phương pháp đẻ mổ, tốt nhất nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ và hạn chế việc chủ động mổ bắt con.
Bình luận

Bài viết khác:

Từ khóa tìm kiếm nhiều

Fanpage Infobeauty