Phương pháp lăn kim tế bào gốc có tốt không? ( REVIEW tác dụng )

Lăn kim để làm gì? Trị mụn, sẹo, sẹo rỗ, thâm, trị lỗ chân lông to..đây là những gì chị em truyền tai nhau. Thế thực sự phương pháp lăn kim tế bào gốc có tốt không InfoBeauty xin review tác dụng, quy trình đến kết quả sau khi thực hiện lăn kim và một số lưu ý trước khi thực hiện lăn kim tại nhà hay spa.

1. Lăn kim tế bào gốc là gì? Lăn kim như thế nào?

Phương pháp lăn kim tế bào gốc trên da mặt  là liệu pháp tăng sinh collagen, bởi cơ thế đặc thù giúp tăng khả năng sinh sản collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục cách khuyết điểm của da ( mụn, sẹo, sẹo rỗ, thâm. lỗ chân lông to..) một cách tự nhiên và an toàn.


Lăn kim hiện nay có rất nhiều cách gọi khác nhau như : lăn kim prp, lăn kim vi điểm, lăn kim nano...

Phương pháp  lăn kim sử dụng một lăn nhựa gần 200 đầu kim rất bén ( khoảng 0.07mm) dài từ 0,2- 0.3 mm làm bằng thép không rỉ trong y khoa.

Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết kim này như là vết thương và tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da. 

Cơ chế tác động của kim lăn trong liệu pháp này là tận dụng tối đa cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể thông qua một phức hợp các tác động sinh lý học như sau: đầu kim lăn sẽ gây ra “những tổn thương giả mạo” rất nhỏ giúp thúc đẩy hoạt động của tế bào mà không phá hủy chúng, kích thích và biến đổi tế bào da phát triển tới tế bào sừng – lớp trên cùng của biểu bì.

Da sẽ được tái tạo mới, được làm đầy và đẹp hơn. Đồng thời tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể giúp tăng sinh các tổ chức liên kết da, tăng sinh collagen giúp làm mới và mịn và làm đầy các vết sẹo rỗ cũng như sẹo lõm vùng da vùng điều trị.

Qúa trình thực hiện lăn kim kích thích sản sinh thượng bì và sợ collagen cả số lượng với chất lượng nhờ tế bào gốc. Đó chính là mục đích của lăn kim trong điều trị da bị tổn thương do lão hoã, do mụn ( mụn gây sẹo ) hay do yếu tố môi trường.


Lăn kim trị mụn.

Ưu điểm điều trị sẹo mụn bằng công nghệ kim lăn tế bào gốc:
  • Đây là phương pháp điều tị không gây hại tới làn da. 
  • Tế bào gốc có tác dụng tăng  làm việc như một hệ thống sửa chữa tái tạo, bằng cách phân chia vô định không giới hạn để bổ sung các dạng tế bào khác nhau và có khả năng sản sinh ra các tế bào mới khi được cấy vào môi trường thích hợp.
  • Sau liệu trình lăn kim da sẽ hồi phục rất nhanh và đẹp hơn nhiều vì lớp tế bào chết đã được đẩy đi và thay vào lớp da mới. 

2. Lăn kim có tác dụng gì?

  • Tăng sản sinh collagen, elastin.
Kim lăn đơn giản dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Sự xâm nhập của kim lăn được cảm nhận bởi các dây thần kinh giống như sự kích thích tới vết thương. Nhưng các kim lăn rất bén và mỏng nên không thể phá vỡ các mô và lớp màng của da cũng không thay đổi.

Tuy nhiên, các kích thích thần kinh này sẽ được các luồng điện chuyển đi, kích thích quá trình làm lành vết thương. Các tế bào da trong phạm vi bán kính từ 1 - 2 mm xung quanh khu vực châm kim, phóng các tín hiệu tăng trưởng đến các tế bào đồng nhất.

Những tín hiệu này quay trở lại kích thích sự tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin. Nhiệm vụ của nguyên bào sợi là di chuyển đến điểm tổn thương thực thể và chữa lành vết thương. Sự hình thành sợi mới này có mối liên hệ với độ dày của da và làm đầy các vết sẹo.

  • Kích thích tái tạo lớp biểu bì.
Chu kỳ tái tạo của lớp biểu bì sẽ nằm trong khoảng từ 3 - 6 tuần và ở người trưởng thành quá trình này sẽ lâu hơn. 

Làn da có tuổi sẽ xuất hiện các vết nám và hiện tượng da bị xỉn màu. Đây là nguyên nhân của việc tăng sinh chậm của tế bào và keratin hình thành trên bề mặt da. Sự thiếu hụt này khác nhau ở da trẻ và làn da có tuổi. Những sẹo thâm (ở tầng thứ 1 hoặc 2 trong số 20 tầng) có thể được loại bỏ bởi kim lăn .

Phương pháp này Rút ngắn thời gian tái tạo da.
  • Tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì.
Liệu pháp lăn kim làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp 1.000 lần hơn so với bôi da thông thường. Hơn nữa, đây là phương pháp “thân thiện với làn da”, hòan tòan không gây tổn thương hàng rào bảo vệ ở lớp thượng bì của da. 

Nhờ những hiệu quả tác dụng trên mà phương pháp lăn kim tế bào gốc có thể trị tận gốc : mụn, sẹo, sẹo rỗ, thâm, lỗ chân lông to...

3. Tác hại của lăn kim tế bào gốc.


Khi thực hiện lăn kim xong nhiều người cảm giác thấy bị ngứa, nổi mụn, bị thâm. 

Tại sao lăn kim trị mụn, sẹo, thâm lại nổi mụn, bị thâm chứ??

Nguyên nhân lăn kim bị nổi mụn, bị thâm do : 
  • Không điều trị da sạch mụn trước khi lăn kim. Tình trạng da trước lăn kim rất quan trọng. Vì lăn kim chỉ có tác dụng điều trị sẹo, làm sáng da chứ không phải là điều trị mụn. Da bạn còn mụn, nhất là mụn viêm cũng khiến da bị viêm nhiễm, mụn sẽ lan ra khắp mặt.
  • Không thực hiện các bước dưỡng da sau lăn kim theo lời dặn của bác sĩ như: dùng sữa rửa mặt trong ngày đầu sau lăn kim, trang điểm, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, tiếp xúc hơi nóng (nấu ăn, tắm nước nóng, xông hơi…).
  • Nếu như bạn đã tuân thủ những nguyên tắc trên nhưng lăn kim xong vẫn bị mụn là tại sao? Câu trả lời là bạn đã chọn sai cơ sở thực hiện phương pháp lăn kim: không soi da, không điều trị mụn, dụng cụ kim lăn không đạt chuẩn y khoa, kim lăn sử dụng nhiều lần cho nhiều người…
Phương pháp trị mụn bằng lăn kim rất tốt. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cho thấy không phải bất cứ cơ sở nào cũng làm đúng quy trình và sử dụng các công cụ hợp vệ sinh, tiêu chuẩn. Đã có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, khiến làn da bị hư hại và tình trạng mụn, sẹo, lão hóa nghiêm trọng hơn, thậm chí hỏng cả da mặt. 

Nguyên nhân là vì sử dụng dụng cụ lăn kim được sử dụng không đảm bảo, các đầu kim quá to và không sắc, gây ra tổn thương nặng ở biểu bì da, dễ gây nhiễm trùng. Hơn thế nữa, loại sản phẩm bôi trên da cũng không có nguồn rõ ràng, chứa hóa chất độc hại, hết hạn sử dụng. Đồng thời rất nhiều cơ sở còn không đảm bảo yếu tố vô trùng và bác sĩ tay nghề yếu, thiếu kinh nghiệm, yếu kém về chuyên môn.

4. Có nên lăn kim tế bào gốc không?

Một số điều lưu ý trước khi thực hiện lăn kim tế bào gốc

- Những loại da tuyệt đối không được lăn kim.
  • Da quá mỏng, gân xanh nổi quá nhiều, mao mạch hiện rõ ( những loại da này đang bị nhiễm corticoid).
  • Da đang bị viêm (do mụn viêm to hoặc do dị ứng).
  • Da quá nhạy cảm và thiếu Collagen.
  • Da bị chân nám sâu và lớp sừng quá dày.
  • Bệnh nhân dị ứng sản phẩm hỗ trợ lăn hoặc dị ứng dưỡng.
  • Tuyệt đối không lăn cho da bị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc
- Lăn kim có đau và chảy máu không?

Vì cơ chế là tác động vật lý lên da nên ít nhiều chúng ta vẫn có cảm giác đau khi lăn.

Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa:
  • Lăn kim điều trị gì và phải lăn ở mức độ nào?
Thông thường, lăn kim trị mụn sẽ nhẹ hơn lăn kim trị nám, tàn nhang. Lăn kim trị nám, tàn nhang sẽ nhẹ hơn lăn kim trị sẹo. Lực tác động cũng nhẹ hơn nên cảm giác sẽ ít đau hơn.
  • Lăn ở những vùng da khác nhau.
Vùng da trán mỏng sẽ gây cảm giác đau nhiều hơn vùng má, mũi. Vùng da quanh mắt, nhân trung là đau nhất.

- Lăn kim mấy ngày hết đỏ?
 

Sau lăn kim, da bạn sẽ bị tổn thương theo mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào kỹ thuật lăn và mục đích điều trị.

Hiện tượng đỏ là do sự tác động của kim lăn lên da:

Thông thường, da sẽ hết đỏ trong khoảng 24-48h đầu sau lăn kim.

Trường hợp da lành thì chỉ sau 12h là đã hết đỏ. Sang khoảng 2-3 ngày sau, da chỉ hơi hồng nhẹ mà thôi.
Khi kim lăn đi qua da sẽ tạo nên những tổn thương giả và những đường dẫn siêu nhỏ ở lớp thượng bì của da. Chính điều này làm da ửng đỏ và có thể sưng nhẹ nếu là da nhạy cảm.

Vì vậy, việc chăm sóc da giai đoạn này là rất quan trọng, chị em phải lưu ý nhé.

Tuyệt đối không dùng nước rửa mặt ngay, nên để thời gian da dịu xuống khoảng 4-5h đồng hồ, sau đó dùng bông thấm nước muối sinh lý và chặm nhẹ để sát khuẩn mà thôi.

Để giảm sự đỏ ửng tại nhà, chị em có thể dùng 1 túi chườm đá, áp nhẹ lên da mặt từ 5-7 phút. Thực hiện khoảng 2-3 lần như thế, da sẽ nhanh hết đỏ hơn đấy.

- Lăn kim mấy lần thì da đẹp?

Tùy theo yêu cầu của địa chỉ bạn thực hiện nhưng trung bình giữa các đợt điều trị phải cách nhau ít nhất từ 6 đến 8 tuần. Ví dụ như bạn muốn cải thiện những vết sẹo mụn hiệu quả trên 70% thì tối thiểu phải điều trị từ 2 – 3 lần. Không như những phương pháp khác chỉ hạn chế cho vùng da mặt, lăn kim có thể được áp dụng cho tất cả các phần da trên cơ thể (cổ, cánh tay, chân…).

- Tế bào gốc loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tế bào gốc như : tảo biển,  dna cá hồi, ...

5. Quy trình lăn kim tế bào gốc.

  • Bước 1: Soi da khách bằng máy A-one xác định tình trạng sắc tố da.
  • Bước 2: Tẩy trang làm sạch lớp trang điểm để quá trình làm sạch sâu dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Rửa sạch mặt để lấy đi lớp bụi bẩn, dầu nhờn và những tạp chất sâu nằm sâu trong lỗ chân lông .
  • Bước 4: Tẩy tế bào chết để chuẩn bị cho quá trình lăn có hiệu quả cao nhất .
  • Bước 5. Dùng thuốc tê thấm vào miếng cotton ấn nhẹ lên da .
  • Bước 6: Ủ tê 
  • Bước 7: Châm kim, tạo đường dẫn cho sản phẩm có thể thấm vào tận sâu bên trong lớp biểu bì để giải quyết các vấn đề của da, giúp da tái tạo những tế bào da mới. 
  • Bước 8: Thoa sản phẩm tế bào gốc đặc trị ( tảo biển, gsc, dna cá hồi....) 
Kết quả sau khi Lăn kim.

 

 

Bình luận

Bài viết khác:

Từ khóa tìm kiếm nhiều

Fanpage Infobeauty