SINH MỔ lần 2: Làm thế nào để các mẹ “sống sót” qua những cơn đau “thấu trời xanh”

 Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2 có giống như lần 1? Liệu rồi vết mổ chồng lên vết mổ có an toàn? Những lo lắng luôn thường trực khiến tâm lý bầu càng thêm nặng nề.

Sinh thường cũng như sinh mổ, rất nhiều mẹ nếu đã phải đối diện với những cơn gò chuyển dạ đau tưởng như “ch/ ết đi sống lại” thì chuyện sinh nở lần 2 vẫn có thể là nỗi “khiếp đảm”. Thuận tự nhiên hay đẻ mổ đều đau theo những cách riêng. Sinh mổ lần 2 liệu có có cách nào giảm đau nhanh hơn?
 
Kinh nghiệm đã từng sinh con dường như chỉ áp dụng phần nào đó vào công cuộc sinh đẻ lần 2. Cách thơ thế nào, kiểm soát cơn đau ra sao… nhưng sau khi sinh sống chung với vết mổ “mới biết mặt nhau”.
 

Để có cuộc gặp gỡ với “thiên thần” đau đớn là không thể tránh khỏi
 
1.001 đồn đoán khi đẻ mổ lần 2
 
Vâng, nếu có thời gian tham gia các diễn đàn, nghe các mẹ bỉm sữa đã từng đẻ mổ đôi ba lần tâm sự có thể sẽ là vô số đồn đoán khiến mẹ lo sợ: Đẻ mổ lần 2 đau “gấp 1000 lần”, vết mổ chồng vết mổ, thời gian phục hồi lâu…
 
Nhiều sản phụ còn mô tả chi tiết cơn co dạ con sau sinh mổ lần 2 còn kinh hoàng hơn rất nhiều so với lần đầu tiên. Họ không thể tự ngồi dậy, vệ sinh cá nhân và phải xin thuốc giảm đau liên tục vì quá ngưỡng chịu đựng.
 
Nhưng đừng quá bi quan, sinh mổ lần 2 cũng mang lại nhiều lợi ích:
 
Tâm lý bà bầu cảm cảm thấy an tâm và bớt lo lắng hơn
 
Giảm nguy cơ vỡ tử cung
 
Tránh được rách âm đạo và đáy chậu
 
Giảm nguy cơ xuất huyết nặng sau sinh, sa thành âm đạo
 
Hạn chế bị đau và có vết bầm từ vùng âm đạo đến lưng.


Khi nào nên sinh mổ lần 2?
 
Dù đã sinh mổ lần 1 rất lâu và muốn trải nghiệm cảm giác sinh thuận tự nhiên nhưng có những trường hợp bầu bắt buộc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ:
 
Phụ nữ có khung xương chậu hẹp
 
Khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ dưới 16 tháng
 
Có một nhau tiền đạo một phần
 
Từng bị vỡ tử cung trong lần sinh trước đó
 
Sau đẻ mổ lần 1, bạn đã có một vết cắt dọc hoặc hình chữ T, J ở bụng
 
Từng xuất hiện tiền sản giật
 
Ngôi thai nằm ngang hoặc ngược
 
Thai nhi làm tổ ngay gần vết mổ tử cung
 

Từng phẫu thuật tử cung trước đó.
 
Thai nhi đã trên 42 tuần
 
Có một cặp song sinh hoặc hơn
 
Thai phụ đã trên 40 tuổi
 
Sinh mổ lần 2 có đau không?
 
Đau hay không tùy cảm nhận của mỗi người và phải “vào cuộc” mới thực sự cảm nhận được. Vì trong mỗi lần sinh mổ thai phụ đều được tiêm thuốc gây tê nên không cảm thấy đau. Nhưng vài giờ sau sinh khi thuốc tan hết những cơn đau sẽ hoành hành.
 
Mổ lần sau đau hơn lần trước có thể do nhiều lý do khác nhau. Bác sĩ sản khoa “đẹp trai nhất Vịnh Bắc Bộ” Trần Vũ Quang chia sẻ thêm: “Vết sẹo mổ cũ là tổ chức yếu kém không bằng tổ chức da thường. Ca mổ lần sau có nguy cơ có những dải dính các lớp ở tổ chức thành bụng và trong ổ bụng mà chỉ bác sĩ trong quá trình mổ mới biết được.


Dải dính càng nhiều thì càng dễ gây ra cảm giác đau sau mổ hơn. Khi dải dính nhiều, bác sĩ phải bóc tách các tổ chức để trở về sinh lý. Trong khi bóc tách, ít nhiều cũng sẽ tác động vào các hệ mạch thần kinh tăng sinh ở những tổ chức này làm cảm giác đau sau mổ tăng lên.
 
Điều này thai phụ phải chấp nhận nguy cơ đó vì sau mỗi lần mổ đẻ cơ thể dễ tự tạo ra các dải dính tùy cơ địa và phương pháp mổ.”
 
Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2
 
Những cơn đau dai dẳng trong lần sinh mổ thứ 2 là điều không thể tránh khỏi. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không ngủ nhiều vì sẽ khiến nước ối tích tụ ở tử cung. Khởi động tay chân nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác, ngồi dậy để tăng cường sự hoạt động của đường ruột, điều tiết khí…
 
Ngoài ra, áp dụng triệt để các biện pháp sau cũng sẽ giúp giảm đau hiệu quả:
 
Uống nước ấm: Uổng từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, giúp việc đi vệ sinh trở nên dễ dầng hơn đồng thời tống sản dịch ra ngoài nhanh.
 
Cho con bú: Với những mẹ cho con bú sớm thường ít gặp đau đớn hơn 3 lần sao với những bà mẹ vì lý do nào đó mà không cho con bú mẹ. Các bác sĩ cũng cho rằng cách giảm đau tốt nhất sau sinh mổ có lợi cho cả mẹ và con chính là cho con bú.
 
Chăm sóc vết mổ cẩn thận: Trong tuần đầu tiên việc vệ sinh vết mổ sẽ do y tá thực hiện. Sau đó mẹ có thể nhờ người thân giúp đỡ. Chỉ cần đảm bảo vết mổ được rút chỉ sau khi xuất viện, tiên lượng vết mổ liền nhanh, không nhiễm trùng. Sau khi về nhà, cần thay băng mỗi ngày và ít nhất 1 tháng.
 
Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết: Không chỉ chịu đựng cơn đau do vết mổ gây ra mà còn phải chịu đựng cơn gò tử cung vào những ngày sau đó. Việc tử cung gò là hiện tượng sinh lý sau sinh để trở về vị trí cũ và dần dần phục hồi. Những cơn gò này đau đớn không khác gì cơn gò chuẩn bị sinh.
 
Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2 vẫn là những phương pháp không mới, có vẻ truyền thống nhưng thực sự vẫn vẹn nguyên hiệu quả. Mẹ cứ áp dụng đều đều nhé!
 
Xem thêm: Điều sống còn mẹ SINH MỔ nhất định phải nắm rõ kẻo VỠ TỬ CUNG, MẤT MẠNG như chơi đó!!!
 
“Em sinh mổ mới được gần 10 tháng, giờ lỡ dính bầu. Nãy đi siêu âm bác sĩ khuyên nên về bàn bạc với gia đình. Em thì không bao giờ có ý định bỏ con. Em nói sẽ giữ đứa bé lại. Bác sĩ nghe xong bảo thứ 1 là phải cai sữa đứa lớn chứ nó bú sữa đấy không tốt và còn ảnh hưởng đến đứa sau. Mà con em mới chưa được 10 tháng nên em xót quá.

Bé không chịu ăn dặm cũng không chịu ăn uống bất cứ thứ gì khác trừ sữa mẹ. Thứ 2 là có thể xảy ra biến chứng vỡ tử cung vì vết mổ đang còn rất mới. Thứ 3 là phải thường xuyên đi khám, siêu âm, theo dõi, và phải mổ sớm hơn bình thường (nghĩa là con phải đẻ non đấy ạ). Ai đã từng bị lỡ kế hoạch như em cho em ít động lực với. Em vừa buồn vừa sợ, thương bé đầu và cũng thương giọt m/ áu nhỏ bé trong bụng quá, trách bản thân mình và chồng sao lại chủ quan để xảy ra cơ sự này, giữ không được mà bỏ cũng chẳng xong! Em biết phải làm sao?”.
 
Dòng tâm sự ngắn ngủi nhưng chất chứa cả nỗi lòng lưỡng lự, dày xé, bất lực của người mẹ. Em dám chắc ở đây cũng có rất nhiều mẹ đã từng hoặc đang rơi vào hoàn cảnh này. Có người bỏ cuộc, có người may mắn vượt qua bình an, nhưng cũng có người phải thất bại trong tận cùng đau đớn.
 
Bất chợt em lại nhớ về chuyện buồn của gia đình em cách đây 4 năm. Bố mẹ em sinh được 2 đứa con gái, em là chị cả. Em gái em lấy chồng sau em 1 năm, nó có bầu liền sau cưới và đẻ được thằng con trai kháu khỉnh lắm. Vợ chồng nó muốn đẻ thêm đứa nữa cho xong trách nhiệm rồi lo làm ăn. Em biết được ý định đó nên la cho 1 trận, kêu đẻ mổ thì 3 năm sau hãy đẻ tiếp, giờ đi đặt vòng đi cho an tâm. Con em gái nghe vâng vâng dạ dạ mà cuối cùng cũng làm trái lời chị dặn. Nó dính bầu lại khi thằng bé đầu mới 7 tháng tuổi. Lỡ phóng lao phải theo lao thôi chứ biết sao giờ. Chỉ cầu mong hai mẹ con bình an là được.
 

Đứa con 33 tuần tuổi mổ ra còn non quá chừng nhưng may vẫn còn sống. Bé được chuyển vào phòng chăm sóc bệnh nhi đặc biệt, nằm lồng ấp mấy tháng trời. Trong sự đau đớn vẫn còn le lói 1 chút sự sống. Nhưng sao thấy chua xót quá chừng. Rồi người chồng trẻ và hai đứa con thơ sẽ phải sống như thế nào đây hả trời? Nếu như em gái nghe lời chị, nếu như đừng vội vàng, hấp tấp có con thì đâu xảy ra cơ sự tang thương này đâu. Em thấy thật không đáng tí nào!


Bác sĩ nói em gái em bị băng huyết, vỡ tử cung vì mới sinh mổ xong mà có thai lại quá sớm (mới sinh được 7 tháng thì dính bầu tiếp), đi làm hay tự lái xe máy, đường thì gồ ghề. Nhau thai bám lên vết mổ nên khiến nó bị bục ra. Mà cho dù nhau thai không bám lên chỗ mổ thì khi cái thai lớn lên, to dần ra cũng làm căng dãn tử cung, căng dãn vết mổ nên việc vỡ tử cung là chuyện rất hay xảy ra. Vì vậy mà mẹ nào đẻ mổ cũng được khuyên ít nhất phải 3 năm sau mới có con trở lại để đảm bảo an toàn tính mạng cả mẹ lẫn con. Việc có thai dãn cách còn giúp mẹ phục hồi cơ thể tốt, chuẩn bị cho lần sinh sau. Nhờ đó cả đứa con trước và đứa con sau sẽ được hưởng những điều tốt đẹp nhất từ thể chất cho đến sự dạy dỗ, thương yêu của bố mẹ.
 
Không chỉ với các mẹ sinh mổ mà ngay cả những mẹ sinh thường cũng thế. Sinh thường thời gian giãn cách giữa các lần sinh ngắn hơn nhưng đừng vì điều đó mà các mẹ ham sinh con quá dày. Sinh thường mà sinh con quá dày cũng dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: tiền sản giật, băng huyết, sinh non, sa tử cung, tử cung bị lộn ra ngoài. Với trường hợp tử cung bị lộn hoàn toàn hoặc 1 phần ra ngoài sau khi sinh cũng cực kỳ nguy hiểm.

Chuyện của em gái em đã xảy ra cách đây 4 năm rồi nhưng nỗi đau thì vẫn còn mãi cho gia đình em. Hai đứa nhỏ lớn lên thiếu thốn tình thương của mẹ nhưng vẫn rất ngoan ngoãn, chỉ có điều bé sau sinh non nên thể chất kém, thấp bé, hay bệnh vặt các thứ. Vợ chồng em và ông bà hai bên gia đình cũng chu cấp hàng tháng để phụ nuôi cháu. Còn thằng em rể em thì đang có ý định tái hôn với một con bé khác, tính tình cũng được, nhưng mà không biết mai mốt lấy về nó có yêu thương 2 đứa cháu của em thật lòng không nữa. Hy vọng là có.
 

Quay lại với chuyện của mẹ đăng status trên F.B mà em nói ở đầu bài, em không biết mẹ ấy sẽ chọn cách giải quyết nào. Quyết giữ con vì tình cảm mẫu tử hay từ bỏ con để đảm bảo tính mạng bản thân nữa. Em chỉ mong rằng câu chuyện của mẹ ấy và của em gái em sẽ là bài học dành cho các mẹ sinh mổ. Nhớ là sau sinh phải kế hoạch hóa, tránh thai cho kĩ càng vào. Đừng cứ tưởng mới sinh xong chưa có kinh nguyệt lại là không dính bầu đâu nha. Rất nhiều mẹ “vỡ kế hoạch” vì lầm tưởng này á.
 
Em thì hồi đẻ xong là em kiêng gần gũi chồng cho đến 6 tháng lận, sau đó dùng bao cao su luôn chứ không đặt vòng hay uống thuốc tránh thai gì cả. Các mẹ có thể gần gũi chồng sớm hơn nhưng nhớ lựa cho mình biện pháp tránh thai phù hợp nhất, giảng giải cho chồng hiểu vụ này nữa. Phụ nữ thời nay phải chủ động trong việc này, đừng nhất nhất kiểu chồng muốn gì được nấy, mình có xảy ra chuyện gì thì cũng mỗi mình chịu chứ chồng đâu gánh thay được, phụ nữ đầy ra đó, mình không còn nữa các ổng lại tơn tơn tìm cô khác thế vào. Và quan trọng nhất là tương lai của các con. Đừng để con chưa dứt sữa mà que thử thai đã 2 vạch đỏ chót thì nguy lắm đó. Hại cả 3 mẹ con rơi vào bế tắc, nguy hiểm tính mạng chứ chẳng đùa.
 
Tag:
Bình luận

Bài viết khác:

Từ khóa tìm kiếm nhiều

Fanpage Infobeauty